– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay…”)
– “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất … ”
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp.
Xác định luận điểm | Hịch tướng sĩ | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 | – Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: | – Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm 2 | – Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: | – Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm n | – Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: | – Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
Trả lời:
Xác định luận điểm | Hịch tướng sĩ | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 | – Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”. – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp | – Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch |
Luận điểm 2 | – Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”. – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song | – Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp |
Luận điểm 3 | – Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp | – Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước” – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp |
Luận điểm 4 | – Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song | – Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết – Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.
Trả lời:
Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận:
Một bài văn nghị luận có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng. Bài văn có luận điểm chính và luận điểm phụ:
+ Luận điểm ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu
+ Luận điểm cần đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục
+ Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Trả lời:
Những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
– Giống nhau: Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.
– Khác nhau:
+ Hịch tướng sĩ dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.
Trả lời:
Ví dụ văn bản: Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
– Luận đề: Lối sống đơn giản.
– Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Sống đơn giản là gì?
+ Luận điểm 2: Lợi ích của việc sống đơn giản
– Các kiểu đoạn văn:
+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp
+ Đoạn 3: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 5: Đoạn văn song song.
Với những hướng dẫn Soạn bài Củng cố,mở rộng bài 3 – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.
Tác giả chuyên cung cấp các bài viết phân tích chi tiết về các tác phẩm văn học nổi tiếng. Các phân tích này nên bao gồm nội dung chính, các chủ đề quan trọng, phân tích nhân vật, và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.
Bình Luận