Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng việt (Bài 3) – ngữ văn 8 tập 1- sách Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm thêm những từ Hán Việt để điền vào bảng sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

STT Yếu tố Hán Việt Từ Hán Việt
1 Vô (không) Vô tình…
2 Hữu (có) Hữu tình…
3 Hữu (bạn) Thân hữu…
4 Lạm (quá mức) Lạm thu…
5 Tuyệt (tột độ, hết mức) Tuyệt sắc…
6 Tuyệt (dứt, hết) Tuyệt giao…
7 Gia (thêm vào) Gia vị…
8 Gia (nhà) Gia phong…
9 Chinh (đánh dẹp) Chinh phạt…
10 Chinh (đi xa) Chinh nhân…

Lời giải chi tiết:

STT Yếu tố Hán Việt Từ Hán Việt (giải nghĩa)
1 Vô (không) vô dụng: là không dùng được vào việc gì
2 Hữu (có) hữu dụng: là có lợi ích, dùng được việc
3 Hữu (bạn) bằng hữu: là mối quan hệ bạn bè
4 Lạm (quá mức) lạm phát: là sự gia tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô
5 Tuyệt (tột độ, hết mức) tuyệt đỉnh: là điểm hoặc mức độ cao nhất
6 Tuyệt (dứt, hết) tuyệt mệnh: là chết, chỉ điềm xấu
7 Gia (thêm vào) gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào
8 Gia (nhà) gia truyền: là bí quyết do ông cha để lại
9 Chinh (đánh dẹp) – chinh chiến: là chiến đấu ngoài mặt trận

– chinh phụ: là vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến

10 Chinh (đi xa) chinh phu: chỉ người đi xa
11 Trường (dài) trường kì: là lâu dài

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đặt ba câu với ba từ Hán Việt tìm được ở bài tập 1.

Lời giải chi tiết:

  1. Người chinh phụ chờ đợi người chinh phu trở về.
  2. Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng.
  3. Món ăn này ngon tuyệt đỉnh.

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

(Phan Anh Hải, Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới)

(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Lời giải chi tiết:

Hữu hình: Có hình dáng, đường nét xuất hiện

Điềm đạm: Người có tính cách nhẹ nhàng, nho nhã, lịch sự, giản dị

Khẩn trương: Cấp bách, cần giải quyết ngay

Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn sẽ thay đổi vì từ “mông muội” chỉ những người thiếu kiến thức, mơ hồ còn “hoang dã” là gần gũi với thiên nhiên.

Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh hoạ:

Lời giải chi tiết:

 Vô ý thức: Thái độ sống không đúng, làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người

Chinh phụ: vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến

Với những hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng việt (Bài 3) – ngữ văn 8 tập 1- sách Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.